Chia Sẻ Về Chăn Lụa Tơ Tằm Làm Thế Nào?

Chia Sẻ Về Chăn Lụa Tơ Tằm Làm Thế Nào

Chăn lụa tơ tằm làm thế nào để tạo thành được sản phẩm chất lượng và đẳng cấp đến như vậy? Nếu cũng là một tín đồ của lụa tơ tằm và yêu thích các sản phẩm chăn lụa, muốn được tìm hiểu thật kỹ càng. Vậy thì ngay dưới đây chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu, phân tích để có được cái nhìn chi tiết hơn về chăn lụa từ tơ tằm nhé.

Nhu cầu dùng chăn lụa tơ tằm trên thị trường hiện nay

Trước khi đi vào phân tích chăn lụa tơ tằm làm thế nào. Thì Levusilk mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhu cầu sử dụng sản phẩm. Hiện tại trên thị trường mặc dù có nhiều dòng chăn tuy nhiên chăn tơ tằm luôn được đánh giá cao và chọn lựa. Chăn tơ tằm làm gì thì chắc chắn cũng như các dòng chăn khác được dùng trong đời sống nghỉ ngơi hàng ngày. Sản phẩm sở hữu hàng loạt các ưu điểm tuyệt vời đó là:

  • Mềm mại và êm ái nhất trong số các loại vải.
  • Thoáng mát, sạch sẽ và an tâm không lo bị bám bụi bẩn.
  • Không gây dị ứng ngay cả với những người có da mẫn cảm hoặc là da em bé.
  • Điều hòa tốt, tạo cảm giác mát mẻ vào mùa hè còn ấm áp vào mùa đông.
  • Đẹp và xứng đáng đẳng cấp nhất trong số các loại chăn mền trên thị trường.
Chăn Lụa Tơ Tằm được Nhiều Người Yêu Thích
Chăn lụa tơ tằm được nhiều người yêu thích

Vậy chăn lụa tơ tằm làm thế nào?

Hiện tại thị trường có hai dòng đó là dòng chăn tơ tằm được con người dệt lại từ chính tơ tằm. Và đặc biệt là dòng chăn tơ tằm tự dệt, tức là do chính những con tằm tự dệt để tạo thành. Đây cũng chính là điều mà nhiều người băn khoăn vì không biết làm sao tằm tự dệt chăn được.

Do vậy trong khuôn khổ bài viết hôm nay, khi nói về chăn lụa tơ tằm làm thế nào thì chúng ta nói về chăn tơ tằm tự dệt. Về cơ bản có 5 bước để tạo thành chăn tơ tằm này, đó là:

Bước 1: Chuẩn bị không gian

Vì đặc tính tự nhiên của tằm đó là đến độ chín chúng tự tìm nơi nhả tơ để làm kén. Tằm khi đan kén còn có tổ che nên yên tâm trong việc kéo tơ. Vì vậy để tằm đan tơ ở mặt phẳng, khi tằm nằm trơ thân mình và có ánh sáng chói, có tiếng ồn, có chút gió… Điều này cũng sẽ làm cho chúng sợ và rời bỏ vị trí đi trốn.

Nên đầu tiên cần phải chuẩn bị không gian kín gió, tĩnh lặng cũng như không có ánh sáng gay gắt. Trong nhà dệt của tằm chúng ta bố trí các mặt phẳng bằng gỗ hay bằng tre nứa đủ rộng, phẳng, rải lớp lót nhằm chuẩn bị cho tằm một “xưởng dệt” riêng.

Chăn Tơ Tằm Tự Dệt Trải Qua Nhiều Công đoạn
Chăn tơ tằm tự dệt trải qua nhiều công đoạn

Bước 2. Chuẩn bị tằm

Nuôi tằm con từ 6 đến 8 ngày. Khi tằm rụng hết lông và chuyển thành nhộng, bắt đầu nhả tơ. Khi đó mỗi một con tằm bên trong bụng của nó có chứa khoảng từ 400 đến 450m tơ. Nhưng vào mùa hè thì trong bụng tằm chỉ chứa khoảng 300m tơ.

Từ đó tính toán được lượng tằm ứng với độ rộng bề mặt thích hợp giúp tằm vươn cổ và nhả tơ một cách vừa tầm. Không gây ra tình trạng vướng vào nhau. Giúp cho chăn lụa tơ tằm có được độ dày mỏng như mong muốn. Áp dụng theo cách làm này, mỗi một chiếc chăn theo đó dùng khoảng từ 40 đến 50kg tằm.

Bước 3. Giúp tằm dệt chăn

Tiếp tục chăn lụa tơ tằm làm thế nào thì trong bước này cần phải giúp tằm dệt chăn. Trong từ 5 đến 6 ngày những người thợ cần thường trực trong “xưởng dệt” của tằm. Lý do vì tằm có xu hướng tìm nơi làm tổ kén do vậy cần tự tay nhặt từng con tằm. Sau đó đặt chúng theo vị trí mong muốn để tằm nhả tơ. Khi ấy hàng ngàn hàng vạn con tằm cùng nhằm ở một mặt phẳng rút ruột nhả tơ để tạo nên một tấm thảm tơ rộng.

Bí quyết khi làm đó là nhặt tằm giúp không ảnh hưởng khả năng tằm nhả tơ. Đồng thời cần sắp xếp từng con như thế nào để các sợi tơ đan xen vào nhau thật tự nhiên. Qua đó giúp tạo độ gắn kết bền chặt và đồng thời còn tạo độ bông xốp của sản phẩm.

Khi mà tằm nhả hết tơ và chuyển thành nhộng, thu gom lượng nhộng hoàn thành nhiệm vụ. Đồng thời loại bỏ đi các tạp chất của tằm, thu được thành một tấm tơ phẳng, cứng và có sự liên kết một cách chặt chẽ.

Bước 4. Xử lý thành phẩm chăn lụa tơ tằm làm thế nào

Tiếp tục khi được một tấm kén phẳng thì cần xử lý tấm kén qua nhiều bước. Hoàn toàn dùng nước cùng với nhiệt độ, không dùng hóa chất. Từ một tấm kén phẳng, cứng, màu vàng đậm và mỏng. Sau khi đun với nước khoảng 3.5 giờ và phơi khô. Sẽ thu được một tấm bông tơ mềm, xốp có màu trắng ngà đặc trưng làm ruột tơ tằm.

Thành phẩm sau khi trải qua xử lý vẫn đảm bảo rằng giữ được mối liên kết giữa các đường tơ của tằm. Đồng thời còn có được độ gắn kết tự nhiên và độ đồng đều khá cao.

Thành Phẩm Tạo Thành được đánh Giá Cao
Thành phẩm tạo thành được đánh giá cao

Bước 5. Hoàn thiện sản phẩm

Cuối cùng tùy thuộc vào nhu cầu khách hàng từ tấm bông tơ ban đầu nó được cắt theo kích thước tương ứng như mong muốn. Sau đó thì được chần bông tơ tằm. Để giữ được cho sản phẩm có độ tơi xốp. Thì việc chần bông tơ tằm được thực hiện bằng tay hoàn toàn với kim chỉ truyền thống.

Cụ thể tấm bông tơ được bọc bởi 1 lớp lụa tơ tằm mỏng bên ngoài và chần nhau tạo nên ruột chăn. Lớp bọc bằng lụa sẽ được may khóa một đầu giúp cho khách hàng mở ra kiểm tra được lớp bông tơ tằm phía trong.

Và sau khi ruột chăn được chần bông còn được lồng vào một lớp vỏ vải lụa tơ tằm dày hơn. Ruột chăn cùng với vỏ chăn còn có các điểm kết nối mục đích tránh hai phần này bị xộc xệch khi sử dụng. Thành phẩm hoàn thiện của chúng ta chính là một tấm chăn lụa tơ tằm 100% nguyên chất từ trong ra ngoài. Hoàn toàn không có sự pha trộn với bất cứ một thành phần nào.

Như vậy là Levusilk đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chăn lụa tơ tằm làm thế nào. Mong rằng thông tin này thực sự hữu ích và mọi nhu cầu mua chăn lụa tơ tằm vui lòng liên hệ với Levusilk. Chúng tôi đảm bảo mang đến các sản phẩm đẹp, chất lượng với mức giá tốt nhất.

 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU

LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU

Hotline: 094 886 0135

Email: levu@levubedding.com

Nhà máy sản xuất: Lô 1 Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình.

Showroom: Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm, Cao tốc Mai Sơn – Cao Bồ, tỉnh Ninh Bình

Fanpage: Chăn tơ tằm thủ công cao cấp – Levu Bedding

Fanpage: Áo lụa – Levu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
094 886 0135