Chiếc chăn bông cồng kềnh và nặng nề tưởng chừng khó có thể giặt sạch bằng máy giặt nhưng nếu biết một số mẹo vặt sau đây, bạn vẫn có thể tự giặt sạch chúng ở nhà vô cùng đơn giản đấy. Xem ngay bài viết nhé.
1. Kiểm tra nhãn mác
Thông thường, trên chăn sẽ có gắn nhãn mác với các ký hiệu để hướng dẫn bạn sử dụng máy giặt một cách phù hợp.
Đọc kỹ nhãn mác để biết chất liệu và các hướng dẫn về cách giặt. Nhãn mác thường cung cấp thông tin về việc giặt bằng tay hoặc giặt bằng máy, cũng như nhiệt độ nước và loại chất tẩy phù hợp. Chăn có chất liệu làm từ sợi tổng hợp hoặc sợi nhân tạo có dính nhãn giặt bằng tay thì mới phù hợp với giặt bằng máy. Một số loại loại làm bằng lụa thì chỉ nên giặt bằng tay. Tránh không nên giặt bằng máy để tránh làm hư hỏng nhé
Lưu ý luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn mác để bảo quản và sử dụng chăn một cách hiệu quả và bền bỉ nhất nhé
2. Kiểm tra trọng lượng của chăn
Để phát huy tối đa công suất giặt, kích thước dưới 180 cm x 230 cm, trọng lượng dưới 4.7 kg thì mới nên giặt bằng máy. Những dòng mền quá khổ không cho vào được túi giặt thì tuyệt đối không giặt bằng máy.
Phần lớn các máy giặt bây giờ đều có khối lượng giặt ít nhất vào khoảng 7kg. Vì vậy hãy yên tâm máy giặt ở nhà bạn hoàn toàn có thể giặt được 1 chiếc chăn bông một cách bình thường. Trừ khi bạn đang sở hữu một chiếc quá lớn và nặng thì mới phải mang ra ngoài tiệm.
3. Kiểm tra trước khi giặt
Khi giặt bằng máy giặt, bạn nên kiểm tra kĩ xem trong chăn có còn các vật bám như chỉ, tóc, lông thú, những vật cứng,…hay không. Nếu còn, hãy gỡ bỏ và làm sạch chúng ngay. Vì rất có thể những vật này bị rơi ra trong quá trình giặt khiến máy giặt bị hư hỏng đấy.
4. Chọn chu trình giặt phù hợp
Vì mền bông thường nặng và dày nên bạn chỉ nên chọn chương trình giặt nhẹ, phù hợp, với vòng vắt ở mức thấp. Nếu máy giặt nhà bạn có sẵn chương trình giặt mền thì hãy chọn luôn nó.
Lưu ý: chỉ cho một lượng bột giặt vừa phải vì quá nhiều sẽ làm xà phòng tích tụ bên trong lớp bông, khó có thể giặt sạch. Nếu máy có chế độ sấy khô thì nhớ chọn luôn. Vì tuy không đảm bảo sẽ làm khô hết nước trong chăn nhưng cũng sẽ đẩy nhanh quá trình phơi khô. Hạn chế nấm mốc phát triển.
5. Giặt ít nhất 2 lần
Hãy cho máy giặt của bạn giặt chăn trong 2 lần liên tiếp. Để đảm bảo xà phòng và nước xả đã được giặt sạch hết. Không còn tích tụ bên trong chăn.
6. Cho bóng giặt vào chăn và hãy sấy khô 30 phút
Chăn sau khi giặt thường bị xẹp và không êm như ban đầu vì các sợi lông bên trong vẫn chưa hoàn toàn khô. Hãy bỏ một quả bóng tennis vào máy sấy trong vòng 30 phút cuối cùng. Bóng tennis sẽ giúp đánh phồng chăn. Đồng thời, giúp không khí lưu thông dễ dàng hơn và sấy khô tất cả mọi sợi lông bên trong ruột chăn.
7. Giũ phẳng và phơi khô dưới nắng
Cuối cùng, bạn hãy giũ phẳng ruột chăn và phơi ra ngoài nắng. Ánh nắng tự nhiên giúp sấy khô đến tận cùng các sợi bông ở bên trong và tiêu diệt các bào tử nấm mốc còn sót lại (nếu có).
Kết luận:
Lưu ý luôn tuân thủ hướng dẫn trên nhãn mác để bảo quản và sử dụng chăn một cách hiệu quả và bền bỉ nhất nhé
Xem thêm: Địa Chỉ Cung Cấp Khăn Lụa Tơ Tằm Chuẩn Tại Miền Bắc
Xem thêm: Điểm khác biệt của ruột chăn tơ tằm
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU
LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU
- Hotline: 094 886 0135
- Email: levu@levusilk.com
- Nhà máy sản xuất: Lô 1 Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình.
- Fanpage: Chăn tơ tằm thủ công cao cấp – Levu Bedding
- Fanpage: Áo lụa – Levu