Cách Dệt Lụa Tơ Tằm Đúng Cách

Cách dệt lụa tơ tằm đúng cách

Cách dệt lụa tơ tằm như thế nào là đúng và chuẩn xác? Chắc chắn rằng bạn đã từng nghe đến dệt vải tơ tằm, tuy nhiên không phải ai cũng biết dệt như thế nào. Vì vậy bài viết ngay dưới đây Levusilk xin được đi vào phân tích đầy đủ thông tin vải tơ tằm dệt ra sao. Để từ đó có được kiến thức tổng quan về vải tơ tằm bạn nhé.

Cách dệt lụa tơ tằm đúng chuẩn

Lụa tơ tằm đây chính là loại vải mịn được dệt từ tơ tằm. Và đã được dùng từ các thời kỳ trước, trải qua quá trình dệt thủ công. Dệt vải lụa tơ tằm do vậy hoàn toàn không có sự tham gia của máy móc. Đòi hỏi rằng có sự tỉ mỉ của nghệ nhân để qua đó tạo nên thành phẩm đẹp và chất lượng.

Đối với sợi tổng hợp được tạo ra bởi khoáng sản tự nhiên như dầu mỏ và khí đốt… Nhưng đối với vải lụa thì cần trải qua quá trình đầy đủ từ trồng dâu nuôi tằm cho đến lấy tơ.

Quy trình dệt lụa tơ tằm trải qua nhiều bước
Quy trình dệt lụa tơ tằm trải qua nhiều bước

1. Nuôi tằm

Thực tế đây chính là một khâu nằm trong công đoạn dệt vải tơ tằm. Do đó chúng ta hãy tìm hiểu đầy đủ về các bước để nắm bắt cách dệt vải tơ tằm cho chuẩn xác.

Nuôi tằm là khâu đầu tiên và đòi hỏi kỹ thuật cao. Thức ăn cho tằm cần phù hợp để tránh việc cản trở quá trình tằm hình thành. Thức ăn chủ yếu của tằm đó là lá dấu nhưng đòi hỏi lá dâu cần được lấy ở những nơi an toàn và không có ô nhiễm. Tùy vào từng độ lớn của tằm mà chúng ta chọn lựa thức ăn phù hợp.

Ở giai đoạn đầu tằm trải qua 3 quá trình lột xác cùng với 3 thời kỳ ăn để lớn. Ở giai đoạn này thì tằm tiêu thị thức ăn từ 75 cho đến 80%. Chúng ăn mỗi ngày khoảng 10 bữa và cần cung cấp đủ lượng thức ăn để chúng có đủ khả năng khi tạo kén.

Mỗi bước có các quy chuẩn riêng
Mỗi bước có các quy chuẩn riêng

2. Nhả tơ và tạo kén

Để có lụa tơ tằm dệt thì chắc chắn chúng ta không thể nào bỏ qua bước nhả tơ và tạo kén của tằm. Né ở đây là chiếc khung làm từ thân cây đay và gồm 5 lớp. Các thân cây đay này được xếp thành các ô với hình chữ nhật vô cùng thông thoáng.

Tằm khi đó sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong, đầu tiên là đi vài vòng tơ thô để bao bọc bên ngoài và định hình tổ kén hay còn gọi là áo kén. Trong thời gian 4 ngày liên tiếp thì tằm xoay cơ thể theo chuyển động hình số 7 khoảng 300 ngàn lần liên tục. Rồi nhả sợi tơ dài khoảng 1km quấn quanh mình tằm để tạo thành kén.

Tơ bản chất của nó chính là một loại sợi protein dạng lỏng, nhớt và cũng trong suốt. Nó được tiết ra từ nước bọt của tằm, khi tiếp xúc cùng không khí thì lúc đó chất lỏng ấy sẽ đông cứng lại rồi tạo thành sợi tơ. Khi nhả tơ thì tằm cũng tiết ra chất lỏng khác đó là sericin giống như một loại keo dính chặt hai nhánh tơ mảnh cùng nhau và tạo thành một sợi tơ.

Sau khi đã nhả hết tơ thì tằm kiệt sức, nằm bên trong kén rồi biến thành nhộng. Khi đó có thể bắt đầu gỡ kén để đem kén đi ươm tơ.

3. Ươm tơ

Sau thời gian một tuần tằm lên né chúng ta sẽ đi ươm tơ. Trong khoảng năm ngày phải ươm tơ hết toàn bộ kén đã đóng nếu như chậm sẽ tạo thành con ngài. Điều này gây ra ảnh hưởng cho việc ươm tơ và cả chất lượng của tơ. Kén được đem vào rồi cho vào trong nước nóng từ đó kéo ra sợi tơ. Các sợi tơ ấy được liên kết cùng nhau, tùy vào số lượng cùng số vòng xoắn cũng như kỹ thuật dệt. Để qua đó cho ra các loại vải với màu sắc cùng độ dày mỏng và độ co giãn khác nhau.

Cần lưu ý về từng bước dệt lụa tơ tằm
Cần lưu ý về từng bước dệt lụa tơ tằm

4. Dệt lụa

Dệt lụa tơ tằm chính là công đoạn chính là nhiều người quan tâm. Khác với tơ tằm tự dệt, khi dệt lụa thì từ sợi tơ tằm ươm tơ chúng ta mang đi dệt. Tùy thuộc vào chất lượng tơ cùng cách xoắn sợi tơ mà có những loại tơ cùng với chất lượng khác nhau. Tùy vào số lượng sợi xe mà vải lụa khi đó được điều chỉnh về độ dày mỏng để tạo nên nhiều vải lụa tơ tằm đa dạng, phong phú. Có đầy đủ độ mỏng, rủ, bóng, mềm hay cứng và đều óng ánh.

Thường thì kiểu dệt lụa tơ tằm truyền thống đó là pha trộn các loại sợi ngang và dọc để tạo ra được các loại lụa tơ tằm khác nhau. Có thể là lụa satin tơ tằm, lụa đũi hay lụa Taffeta tơ tằm… Công đoạn dệt lụa tơ tằm ở những làng nghề truyền thống Việt Nam đều được thực hiện bởi phương pháp thủ công. Thực hiện trên những máy dệt thô sơ do vậy người lao động cần tỉ mỉ và chịu khó. Cũng như có được kinh nghiệm dày dặn nhằm tạo ra các tấm lụa tốt và đẹp nhất.

5. Nhuộm màu

Cuối cùng khi hoàn thành các bước thì giai đoạn nhuộm màu cũng quan trọng không kém. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại thì sợi tơ ban đầu màu trắng được khoác một lớp áo đầy mới mẻ và phong phú. Nhưng vẫn còn nhiều người thích các màu sắc nhuộm theo kiểu truyền thống trước kia. Và dùng chính các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu.

Levusilk đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cách dệt lụa tơ tằm đúng như thế nào. Mong rằng toàn bộ các thông tin này đều thực sự hữu ích cùng bạn đọc. Mọi nhu cầu cần tư vấn mua vải lụa tơ tằm hay bất cứ sản phẩm nào từ tơ tằm vui lòng liên hệ Levusilk để được hỗ trợ chi tiết nhất.

 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU

LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU

Hotline: 094 886 0135

Email: levu@levubedding.com

Nhà máy sản xuất: Lô 1 Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình.

Showroom: Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm, Cao tốc Mai Sơn – Cao Bồ, tỉnh Ninh Bình

Fanpage: Chăn tơ tằm thủ công cao cấp – Levu Bedding

Fanpage: Áo lụa – Levu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
094 886 0135