Tìm Hiểu Về Máy Kéo Sợi Tơ Tằm

Tìm Hiểu Về Máy Kéo Sợi Tơ Tằm

Máy kéo sợi tơ tằm như thế nào chính là một trong số các thắc mắc được không ít bạn đọc quan tâm khi có nhu cầu mua lụa tơ tằm. Bài viết sau đây Levusilk xin được đi vào phân tích để bạn đọc nắm rõ các thông tin về máy kéo sợi lụa tơ tằm để có được cái nhìn cặn kẽ nhất.

Máy kéo sợi tơ tằm là sản phẩm ra sao?

Thực tế nói đến máy kéo sợi tơ tằm thì đây chính là một sản phẩm thủ công được sản xuất với mục đích ươm tơ và kéo sợi tơ tằm. Nhưng để hiểu rõ hơn về hoạt động của máy chúng ta cùng đi vào tìm hiểu về hai giai đoạn đó là ươm tơ và se sợi.

1. Giai đoạn chuẩn bị ươm tơ

Sau khi đã gỡ xong khỏi né thì kén dùng ươm tơ được dàn đều lên nong giúp loại bỏ tiếp đi kén mỏng, thối hay bị thủng đầu. Đảm bảo rằng dụng cụ đựng cần cứng thì kén nhộng mới không bị dập nát khi vận chuyển. Đồng thời kén tằm cần có phẩm chất tốt, không nhất thiết là kích thước lớn. Thay vào đó nên nhiều tơ, mẩy, ít áo kén, dễ dàng kéo tơ. Hơn nữa kén cũng cần có được sự đồng dạng về hình dạng và kích thước.

Khi bắt tằm chín lên trên né thì khoảng hai ngày sau chúng ta bắt đầu công đoạn ươm tơ. Cần ươm tơ trong khoảng từ 10 đến 12 ngày nên đóng hết toàn bộ kén. Lý do vì nếu như chậm thì ngài sẽ cắn kén rồi chui ra khỏi là mất hết, chẳng ươm tơ được vì lúc đó sợi tơ bị cắn đứt.

Có Nhiều Giai đoạn Sản Xuất Tơ Tằm
Có nhiều giai đoạn sản xuất tơ tằm

2. Giai đoạn ươm tơ

Đây là quy trình gia công kéo sợi tơ từ kén tằm để tạo thành sợi tơ tằm. Trong quy trình ươm tơ này thì người ta đem kén nấu trong nước sôi. Điều này giúp cho lớp keo tơ secirine được tan ra một phần, kén sẽ mềm và đồng thời cũng dễ dàng rút thành sợi.

Ban đầu thì người ta thả các viên kén vào nồi nước sôi hoặc chảo miệng rộng và đảo kén thành từng nhóm nổi ở mặt nước. Chú ý tìm mối tơ gốc rút ra và cho quấn vào trong các con suốt. Nó có hình như là các lõi ống chỉ, xếp thẳng đứng thành hàng ngang. Sau đó cho chạy vào các guồng tơ tròn bằng gỗ nằm bắc ngang ở nồi nước sôi. Mục đích chính là kéo hết tơ ở mỗi kén để làm thành con tơ.

Đối với phần còn lại thì lớp trong kén cũng được cho vào guồng ươm tơ quay vào ống lấy tơ nõn có màu vàng nhạt, đây là sợi nhỏ ở phía trong kén. Sợi này bao gồm hai sợi nhỏ và được tiết ra từ tuyến tơ tằm chín, dán chặt vào cùng nhau. Toàn bộ đều được bao phủ từ lớp keo và người ta sẽ tiến hành tẩy sạch lớp keo này lúc kéo tơ.

Mỗi Giai đoạn Cần đảm Bảo Tỉ Mỉ
Mỗi giai đoạn cần đảm bảo tỉ mỉ

3. Giai đoạn kéo tơ

Dùng máy kéo sợi tơ tằm để thực hiện công đoạn này. Kén đem ngâm vào nước khoảng 3 giờ rồi vắt sạch nước. Vắt từ nước kén ra đây là nước cốt, cần giữ lại để sau này ngâm kén thêm một lần nữa. Bỏ kén vào trong nồi đun nước sôi vài phút và thấy kén thấm đều là hoàn thành.

Kén sau luộc xong, vắt kiệt nước thì thả vào nồi nước cốt, mang ngâm một đêm kén chín. Khi kén chín sẽ kéo trơn và nhẹ tay. Người kéo sợi dùng chậu sành chứa đầy nước và kén, hai tay cần ngâm trong nước kéo sợi. Kéo sợi thuận tay nào sẽ kéo tay đó là tốt nhất. Sau khi kéo xong một mẻ thì dùng giằng sợi cuộn lại tạo thành từng con. Tiếp tục cho lên sào phơi mỗi con sợi sẽ tương đương với một lạng.

Mặc dù kéo sợi trông có vẻ đơn giản tuy nhiên lại khó hơn so với việc ươm tơ. Chỉ thợ lành nghề mới kéo được sợi dọc và đòi hỏi không chỉ có kỹ năng mà cần có cái hồn nghệ thuật.

Sợi Tơ Tằm đẹp Và Chất Lượng
Sợi tơ tằm đẹp và chất lượng

4. Giai đoạn se sợi

Tiếp tục sau đó thì tơ nõn được se lại cùng nhau. Còn tùy thuộc vào tính chất, số lượng sợi cùng với vòng xoắn để mắc cửi sau đó dệt tạo thành các loại hàng vải khác nhau. Khi mà tằm nhả tơ đến lúc dệt thành vải cần trải qua nhiều giai đoạn. Đồng thời cần có máy kéo sợi tơ tằm để thực hiện được. Bao gồm ươm tơ, lấy tơ, nhập tơ, guồng tơ sau đó cần đánh ống mắc cửi và nối cửi cuối cùng là dệt.

Tơ tằm sẽ được cuộn lại tạo thành các nén tơ hay ống tơ. Còn tùy thuộc vào chất lượng tơ cùng cách xử lý sợi tơ, xoắn tơ mà người ta có loại tơ cùng tên gọi, chất lượng khác nhau đó là:

  • Sợi mốt: Chỉ sợi tơ to dùng dệt dọc để dệt không đứt.
  • Sợi mành: Đây là sợi tơ nhỏ và dùng dệt ngang, lụa đều không xảy ra tình trạng chỗ dày chỗ mỏng.
  • Sợi đũi: Chính là sợi kén cắn tỏ, không ươm tơ được và xù xì, thơ.

Ngoài ra theo cách gọi theo phương thức se sợi sẽ có các loại sau đây:

  • Sợi đơn: Đây là kết quả quá trình xoắn 1 sợi tơ thô, sợi xoắn dạng này đó là sợi nhiễu hay sợi the xoắn.
  • Sợi khổ: Chính là sợi thu được của quá trình xoắn hai hoặc nhiều sợi tơ thô và các sợi này dùng dệt ngang.
  • Sợi xoắn: Chính là sợi khổ và nó được xoắn chặt.
  • Sợi se 2 lần: 2 hoặc là nhiều sợi đơn được se tạo thành một sợi rồi sau đó chúng chập đôi thông qua quá trình xoắn ngược.

Mong rằng thông tin mà Levusilk cung cấp sẽ giúp bạn đọc rõ hơn về máy kéo sợi tơ tằm. Mọi câu hỏi hay bất cứ thắc mắc nào cần tìm hiểu về việc mua vải tơ tằm, quần áo tơ tằm vui lòng liên hệ cùng Levusilk sẽ được hỗ trợ thật nhanh chóng.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU

LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
094 886 0135