Quy Trình Dệt Lụa Tơ Tằm Chỉ Người Trong Nghề Mới Biết

Quy trình dệt lụa tơ tằm chỉ người trong nghề mới biết

Quy trình dệt vải lụa tơ tằm chính là các công đoạn mà chẳng phải ai cũng biết được. Bởi vì khác với vải sợi tổng hợp vải lụa tơ tằm được dệt 100% từ sợi tơ tằm tự nhiên. Mọi công đoạn của quy trình đều được thực hiện bằng tay hoàn toàn. Do đó yêu cầu độ tỉ mỉ cao và đòi hỏi bỏ công sức ra rất nhiều. Cùng Levusilk khám phá để xem thử quy trình dệt vải lụa tơ tằm bao gồm các bước nào nhé.

Tìm hiểu quy trình dệt vải lụa tơ tằm chi tiết

Để tạo ra được một vải tơ tằm tốt đòi hỏi cần chọn giống tằm tốt và phù hợp. Ngoài ra còn đòi hỏi có sự kết hợp với điều kiện tự nhiên và cả nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng. Có như vậy thì tằm mới cho được kén với sợi tơ bền dai và đẹp, óng ánh.

Và quy trình dệt lụa tơ tằm khá vất vả, là một quá trình lao động hết sức cần mẫn với nhiều công đoạn tỉ mỉ và công phu. Có như vậy mới cho ra được các thước lụa mềm mại, quyến rũ và dệt ra được các bộ trang phục óng mượt. Cụ thể các bước trong quy trình dệt vải lụa tơ tằm đó là:

Dệt lụa tơ tằm trải qua nhiều bước

1. Nuôi tằm

Đây là bước đầu tiên và đóng vai trò quan trọng đối với việc sản xuất lụa tơ tằm. Đòi hỏi rằng người nuôi tằm cần có kỹ thuật thì mới nuôi tằm tốt được. Sản phẩm quy trình nuôi tằm cho ra chính là nguồn giống trực tiếp cho người nông dân. Đồng thời cũng là nguyên liệu đầu vào khi thực hiện ươm tơ và dệt lụa.

Vòng đời trung bình của tằm từ lúc nở cho đến khi nhả tơ khoảng từ 23 đến 25 ngày và trải qua 4 lần lột xác. Thức ăn chính của tằm đó là lá dâu, lá dâu là lá được hái ở vùng đất màu mỡ và không bị ô nhiễm. Tùy vào độ tuổi tằm lá dâu cho tằm ăn sẽ có sự khác biệt với nhau. Thường thì lá hái từ trên ngọn xuống và tằm nhỏ cho ăn lá non, được thái nhỏ. Còn tằm lớn thì ăn lá bánh tẻ và lá cứng.

Tằm ăn ngày đêm liên tục, lưu ý rằng thời điểm trước khi lột xác khoảng 2 ngày mỗi giai đoạn tằm không ăn thì đó là tằm ngủ. Sau 3 tuần tằm sẽ phát triển với kích thước tối đa và mình trơn, da căng bóng, có màu hơi vàng và trong suốt. Khi ấy tằm sẽ bò đến nơi thích hợp nhằm nhả tơ và tạo kén.

2. Nhả Tơ và Tạo Kén

Tiếp theo trong quy trình dệt vải lụa tơ tằm đó là tằm nhả tơ và tạo kén. Tằm chín thì chúng được bắt lên trên né để nhả tơ. Né ở đây là khung làm từ thân cây đay gồm 4 lớp. Các thân cây đây này đều được xếp để tạo các ô có hình chữ nhật và khá thông thoáng. Tằm sẽ nhả tơ từ ngoài vào trong.

Đầu tiên thì tằm nhả vài vòng tơ thô bao bọc bên ngoài định hình tổ kén, đó là áo kén. Trong thời gian 4 ngày liên tiếp thì tằm xoay cơ thể với chiều chuyển động hình số 8 khoảng 300 nghìn lần liên tục. Nó nhả ra sợi tơ dài gần 1km và quấn quanh mình tạo thành kén.

Sau khi nhả hết tơ thì tằm nằm yên trong kén, biến thành con nhộng. Khi ấy có thể bắt đầu cho việc gỡ kén và đem đi ươm tơ.

Mỗi bước trong quy trình cần thực hiện tỉ mỉ
Mỗi bước trong quy trình cần thực hiện tỉ mỉ

3. Ươm Tơ

Sau khi tằm lên né tạo kén khoảng 1 tuần lúc này tằm ươm tơ. Tơ ươm hết trong 5 ngày nếu không nhộng tằm biến thành con ngải và cắn lớp vỏ sau đó chui ra. Như vậy là cho tơ bị đớt, ươm cần chắp nối và không có độ mịn, chất lượng nữa.

Để ươm được tơ cần thả kén vào nước sôi rồi đảo đều giúp kén mềm và bong áo kén ra ngoài. Sau đó thì chúng ta tìm mối gốc tơ rút ra rồi chập 10 sợi tơ tạo thành 1 và quấn vào con quấn tơ chuyên dụng. Sợi tơ được kéo ra gọi là tơ thô.

4. Dệt Lụa

Trong quy trình dệt vải lụa tơ tằm thì dệt lụa vô cùng quan trọng. Sợi tơ tằm chúng ta sau khi ươm sẽ bắt đầu mang đi dệt lụa. Tùy theo chất lượng tơ cùng với cách xoắn sợi tơ mà tạo được các loại tơ cùng chất lượng có sự khác nhau. Đồng thời tùy thuộc số lượng sợi xe mà vải lụa có được độ dày mỏng khác nhau.

Theo kiểu dệt cổ truyền của Việt Nam ta đó là phối hợp các loại sợi dọc, ngang nhằm tạo ra các loại lụa tơ tằm khác nhau. Như là lụa satin, lụa đũi hay lụa taffeta tơ tằm… Công đoạn dệt lụa này được thực hiện bởi phương pháp thủ công ở máy dệt còn thô sơ. Do vậy người lao động cần thực hiện một cách tỉ mỉ, chịu khó và có kinh nghiệm. Như thế mới tạo nên được tấm lụa đẹp và tốt.

Dệt vải tơ tằm truyền thống
Dệt vải tơ tằm truyền thống

5. Nhuộm Màu

Cuối cùng trước khi nhuộm thì lụa tơ tằm có màu trắng ngà của tơ và vẫn còn hơi thô cứng bởi còn keo sericin. Để làm sạch lớp keo bám này đòi hỏi lụa cần được ngâm bên trong nước nóng, đó là giai đoạn truội tơ.

Tùy theo từng làng nghề hiện nay mà nhuộm vải có thể bằng nguyên liệu tự nhiên từ vỏ cây, lá cây, các loại củ… Hoặc cũng có thể áp dụng kỹ thuật nhuộm màu tiên tiến hiện đại tạo sự đa dạng và sắc nét hơn.

Như vậy là chúng ta vừa cùng đi vào tìm hiểu cụ thể về quy trình dệt vải lụa tơ tằm. Mong rằng các thông tin này thực sự hữu ích, giúp cho bạn đọc có thêm kinh nghiệm trong việc hiểu rõ về lụa tơ tằm. Mọi nhu cầu mua lụa tơ tằm cần tư vấn vui lòng liên hệ Levusilk để được hỗ trợ kỹ hơn.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI LEVU

LEVU – YOU DESERVE IT ALL | ĐẲNG CẤP NGƯỜI SỞ HỮU

Hotline: 094 886 0135

Email: levu@levubedding.com

Nhà máy sản xuất: Lô 1 Hạ Trạo, Ninh Thắng, Hoa Lư, Ninh Bình.

Showroom: Trạm dừng nghỉ Xuân Khiêm, Cao tốc Mai Sơn – Cao Bồ, tỉnh Ninh Bình

Fanpage: Chăn tơ tằm thủ công cao cấp – Levu Bedding

Fanpage: Áo lụa – Levu

Contact Me on Zalo
094 886 0135